Hotline: 0972 999 661

Hà Nội: Nổ lớn tại cửa hàng thiết bị vệ sinh

Khoảng 2h sáng ngày 24/10, tại cửa hàng bán thiết bị vệ sinh cao cấp Hoài Anh, 12R Cát Linh (quận Ba Đình) đã xảy ra vụ nổ lớn, phá hỏng toàn bộ cánh cửa sắt của cửa hàng, hất tung bánh sau xe máy dựng tại tầng một và phá vỡ nhiều thiết bị vệ sinh.

Nhiều tấm gương lớn, lavabô treo trên tường của cửa hàng vật liệu xây dựng Quang Hà (12A Cát Linh, là hộ liền kề nhà 12R Cát Linh) bị sức ép của vụ nổ rơi xuống đất, vỡ tan. Ước tính giá trị thiệt hại của vụ nổ khoảng 40 triệu đồng.

Qua điều tra tại hiện trường cho thấy, vụ nổ có thể bắt nguồn từ một vật liệu nổ bị ném từ ngoài vào cửa hàng qua khe cửa sắt kéo. Nhận định ban đầu, đây có thể là một vụ cạnh tranh làm ăn không lành mạnh.

Hiện vụ việc vẫn đang được Công an quận Ba Đình và Công an phường Cát Linh điều tra, làm rõ.

Theo P.Long

Thiết bị phụ trợ trong nhà vệ sinh

Máy sấy tay dùng điện có cơ chế hoạt động của máy tương tự như máy sấy tóc. Sau khi rửa tay, thay vì dùng khăn lau, bạn chỉ cần đưa tay vào phía dưới máy sấy, sẽ có một luồng hơi nóng tỏa ra làm khô tay cho bạn, thật tiện lợi.

Hiện trên thị trường có hai loại: phun hơi bằng cảm ứng và điều khiển tay (bằng công tắc bật). Máy sấy cảm ứng được trang bị một "mắt thần" nhận diện, sẽ tự phun hơi nóng khi có tay đưa vào, và tự tắt khi ta rút tay ra. Giá bán loại Moel to của Italia là 1.550.000 đồng, Royal (Nhật) 1,9 triệu đồng, Toto (Nhật) khoảng 2,5 triệu đồng.

Với mức kinh phí "khiêm tốn" hơn, bạn có thể dùng loại điều khiển tay. Hàng Moel nhỏ giá 450.000 đồng, Super Human (Trung Quốc) 850.000 đồng, Guste (Đài Loan) 900.000 đồng. Một điểm tiện lợi của máy Guste là bộ phận sấy tay có thể tháo rời dễ dàng để sử dụng như một máy sấy tóc bình thường.

Hộp phun xà phòng

Thông dụng và rẻ tiền là các loại có bầu đựng bằng nhựa và vòi bằng inox, giá xê dịch từ 250.000 đồng đến 400.000 đồng. Cao cấp hơn, có loại hàng Trung Quốc hiệu TI, giá 750.000 đồng, còn loại của Đài Loan giá khoảng 1.250.000 đồng.

Thiết bị xả nước thông minh

Có thể dễ dàng gắn vào các loại bàn cầu có sẵn. Loại dùng cho xí bệt có các chức năng xả nước ở các nhiệt độ và sau đó tự hong khô, không cần dùng giấy. Tuy nhiên, giá của thiết bị này khá cao. Máy Ko Woo Hàn Quốc liên doanh giá hơn 300 USD, HCG của Hà Lan khoảng 450 USD. Giá thiết bị Toto "xịn" lên tới 750 USD (hàng liên doanh khoảng hơn 300 USD). Đối với bàn cầu nam, bạn có thể mua bộ cảm ứng tự xả nước để lắp thêm vào kết cấu đã có. Hàng bán trên thị trường chủ yếu do Đài Loan sản xuất, giá khoảng 2,5-2,8 triệu đồng.

Địa chỉ tham khảo

- Cửa hàng Dũng Điệp (Công ty TNHH Tân Thanh): 1E Cát Linh, ĐT: 7322163.

- Cửa hàng Hùng Hiền (Công ty H&H): 36 Cát Linh, ĐT: 8234175.

- Siêu thị nội thất Thanh Tâm (Công ty TNHH Tâm Tụ): 19 Cát Linh, ĐT: 8452648.

- Cửa hàng Hùng Túy: 26 Cát Linh, ĐT: 8439050.

- Trung tâm Thương mại Hoàng Tử: 20H Cát Linh.

SGTT

Lần đầu tiên chế tạo thiết bị vệ sinh tự hoại trên tàu

Công ty Xe lửa Gia Lâm (Hà Nội) vừa chế tạo 2 bộ thiết bị xử lý vệ sinh tự hoại trên tàu. Qua kiểm nghiệm tĩnh, thiết bị được chuyên gia Mỹ đánh giá là đạt tiêu chuẩn. Tháng 9 tới, chúng sẽ được lắp trên toa tàu khách Thống Nhất nhằm kiểm nghiệm thực tế trước khi đưa vào sản xuất đại trà.

Ông Bùi Bá Nhuận, Giám đốc Công ty Xe lửa Gia Lâm, cho biết, đây là lần đầu tiên Việt Nam sản xuất thiết bị vệ sinh tự hoại trên tàu. Qua một quy trình khép kín, chất thải từ toilet sẽ được xử lý thành nước không mùi, khi đổ ra môi trường đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh. Giá thành một bộ thiết bị là 100 triệu đồng, giảm 1/3 so với sản phẩm nhập ngoại cùng loại.

Hiện Việt Nam duy nhất có đoàn tàu kéo đẩy SP chạy tuyến Hà Nội - Sapa được lắp thiết bị vệ sinh tự hoại nhập của Mỹ. Còn tất cả đoàn tàu đều đổ chất thải trực tiếp từ toilet ra đường ray, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Như Trang

Xuất khẩu thiết bị vệ sinh sang Nhật

Bà Phùng Thị Thùy Linh, trưởng phòng kinh doanh Công ty sứ Thiên Thanh (TP.HCM), cho biết chuẩn bị xuất sang Nhật cho Công ty Asahi 6.000 bộ thiết bị vệ sinh trong nhà tắm, trị giá khoảng 60.000 USD.

Theo bà Linh, các sản phẩm xuất sang Nhật có tiêu chuẩn kỹ thuật rất khắt khe. Ngoài thị trường Nhật, Thiên Thanh đã ký được hợp đồng dài hạn với Thụy Điển và Úc cho các sản phẩm bồn rửa mặt và bình lọc nước với tổng hợp đồng trị giá gần 600.000 USD.

Tin, ảnh: T.V.N

Thật giả thiết bị vệ sinh

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thiết bị vệ sinh do doanh nghiệp (DN) trong nước, DN liên doanh sản xuất và nguồn hàng nhập khẩu từ Nhật, Italy, Thái Lan, Trung Quốc và Hàn Quốc... Tuy nhiên, bên cạnh hàng chính hãng là vô số hàng nhái, giả, nhất là các loại phụ kiện và các thiết bị đi kèm. Người mua không rành rất dễ bị nhầm lẫn.

Giống như sản phẩm gạch lát, hầu hết các DN sản xuất sứ vệ sinh (bàn cầu và lavabo) đều nhập dây chuyền công nghệ từ các nước tiên tiến, vì vậy chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao. Nước men, màu sắc, đặc biệt là hệ thống 2 độ xả ứng dụng hiệu ứng xi-phông xả êm, sạch mà tiết kiệm đến phân nửa lượng nước không thua kém hàng ngoại nhập. Song, gần đây nhiều người tiêu dùng khi sử dụng bàn cầu nội đã gặp phải trường hợp bị rò rỉ nước từ bồn xả với một lượng nước hao hụt đáng kể mà không sao khắc phục được.

Những nhãn hiệu sứ vệ sinh nhập ngoại đã có mặt từ lâu trên thị trường, như: Villerog & Boch (Đức), Toto (Nhật), Cotto (Thái Lan), Ariston (Italy), Emily (Đài Loan), Champion (Thái Lan), Kelim (Hàn Quốc)... hiện vẫn thu hút người tiêu dùng nhưng theo giới kinh doanh, khi mua cần đặc biệt quan tâm đến các phụ kiện vì rất dễ bị người bán đánh tráo phụ kiện “dỏm”.

Chị Hồng Cẩm, chủ cửa hàng chuyên doanh sứ vệ sinh Minh Trang ở đường Lý Thường Kiệt, quận10, TP HCM cho biết: “Có lẽ khách hàng chọn mua hàng ngoại không chỉ để an tâm về chất lượng mà còn là vấn đề tâm lý. Chính quan điểm “sính ngoại” này mà hàng nhái, giả vẫn còn chỗ để tồn tại”.

Đi kèm với thiết bị sứ vệ sinh là các thiết bị không thể thiếu như vòi lavabô, vòi xả, vòi sen... Nhìn những chiếc vòi nước mang các thương hiệu đang “ăn khách”, như: Toto, Yoko (Nhật), Croche (Đức), Joden (Hàn Quốc), Coma, Inda, Flexton, Newform (Italy)..., nếu không phải là người am hiểu thì khó mà phân biệt được đâu là hàng thật, đâu là hàng nhái, giả bởi chúng giống nhau từ kiểu dáng, kích cỡ, nhãn mác đến lớp xi mạ bóng loáng.

Phần lớn hàng nhái, giả mang nhãn hiệu cao cấp được nhập lậu từ Trung Quốc. Còn hàng giá “bèo” thường có xuất xứ từ... Chợ Lớn. Loại hàng “dỏm” này rất nhanh hỏng bởi các linh kiện bên trong đều được sản xuất từ vật liệu không đúng chủng loại. Chẳng hạn cốt vòi nước thay vì bằng inox thì được làm bằng nhựa cứng; van đóng-mở đúng kỹ thuật phải là gốm thì được thay bằng nhựa giòn và các bánh răng giữa cốt cũng bị tình trạng tương tự nên rất dễ gãy, vỡ hoặc khóa không chặt gây rò rỉ nước.

Ông Đặng Cao Khanh, Phó Giám đốc kinh doanh Công ty Cơ khí xây dựng Tân Định, sản xuất và kinh doanh vòi sen hiệu Valta, Fico, cho biết: “Các loại thiết bị vòi sen giả thường có độ bền rất thấp. Sau một thời gian sử dụng lớp xi mạ sẽ bong tróc, núm vặn tuột răng, vòi bị nghẹt nước hoặc rò rỉ nước”. Loại hàng rởm thường có giá bán chỉ bằng 25 - 50% giá hàng chính phẩm. Chẳng hạn vòi lavabo hiệu Joden của Hàn Quốc giá khoảng 1,1 triệu đồng/bộ, còn hàng “dỏm” của Trung Quốc chỉ khoảng 220 - 250 nghìn đồng/bộ.

Theo giới kinh doanh, hiện nay vòi sen tắm là sản phẩm bị nhái, giả nhiều nhất do có giá bán khá cao, nhiều lợi nhuận. Vòi sen thường đi theo bộ gồm vòi sen và vòi xả dính liền nhau. Những trục trặc thường gặp đối với loại hàng “dỏm” là tuột núm vặn, dây dẫn thường bị gãy, móp gây kẹt nước, làm giảm áp lực nước. Đối với loại hàng này chỉ cần hư 1 trong 2 núm vặn hay cần gạt (điều khiển nóng và lạnh) là phải bỏ nguyên cả bộ vì ít có phụ tùng lẻ để thay thế.

Các nhãn hiệu đang bán chạy nhất là Cotto, Toto, American Standard... Loại có giá bán cao nhất hiện nay là Villerog & Boch lên đến khoảng 10 triệu đồng/bộ; hàng Cotto giá trung bình khoảng 3,8 - 5 triệu đồng/bộ; hàng American Standard có giá linh hoạt từ 900.000 đồng đến 4 triệu đồng/bộ... Cùng nhãn hiệu nhưng giá bán cao hay thấp là tùy thuộc vào kiểu dáng, chủng loại...

(Theo Người Lao Động)

Thiết bị vệ sinh thông minh

Đó là thiết bị phụ được gắn vào thiết bị vệ sinh với chức năng tự động hóa quy trình vệ sinh thân thể, sử dụng nước làm sạch (không dùng giấy) kết hợp với sấy khô bằng luồng khí. Với thiết bị (bidet) này, có thể phòng chữa các bệnh như trĩ, táo bón, viêm nhiễm...

Đối với hệ thống vệ sinh thông thường, bạn chỉ cần lắp thêm thiết bị này là có thể biến nó thành "thông minh" như bidet. Hiện có 2 loại là bidet điện tử và bidet cơ, chủ yếu là hàng của Hàn Quốc.

Bidet điện tử

Được điều khiển bằng nút bấm tự động, đặt phía tay phải cùng các hướng dẫn, ký hiệu khác nhau, thiết bị sẽ vận hành tự động các chức năng rửa tự động bằng nước, sấy khô bằng luồng khí ẩm. Vòi làm sạch có thể di chuyển linh hoạt thích ứng với từng cơ thể khác nhau, tăng cảm giác thoải mái. Đặc biệt có thêm vòi dùng riêng cho phụ nữ.

Thiết bị này đều có chức năng làm sạch bồn điều chỉnh nhiệt độ. Bên cạnh đó, thiết bị có thể tự động kiểm tra giúp điều chỉnh kịp thời phát hiện được các bộ phận hỏng hóc của sản phẩm và có khả năng khử mùi bằng tia cực tím, tránh mọi mầm bệnh và vi khuẩn, đồng thời tạo cho phòng mùi thơm dịu dàng. Thiết bị còn kiểm soát cả áp suất ghế và nắp đậy giúp đóng mở một cách nhẹ nhàng, không gây tiếng ồn và tránh hỏng hóc do va đập mạnh.

Một chức năng tiện ích khác của bidet là nó có thể lưu nhớ được 30 bản nhạc nổi tiếng để bạn thư giãn. Hiện nay thị trường có 2 nhãn hiệu là Kowoo và Daewoo với các màu trắng, trắng ngà, mận chín, hồng nhạt, xanh nhạt, với giá trung bình từ 4 đến 5 triệu đồng/bộ.

Bidet cơ

Loại này được điều chỉnh bằng những nút xoay và vặn. Cấu tạo đơn giản và chỉ có các chức năng chính như rửa, sấy khô... Hiện trên thị trường có 2 loại chính là HB - 50 với 1 nút điều chỉnh áp suất nước duy nhất phù hợp với cảm giác của người sử dụng và HB - 150, có thêm nút điều chỉnh nhiệt độ nước (đều của Hàn Quốc). Thiết bị của Hyundai và Seojin có giá dao động trong khoảng 500.000-700.000 đồng/bộ. Bạn có thể tự lắp hoặc nhân viên của hãng sẽ giúp bạn chỉ trong vòng 15 phút.

(Theo Sài Gòn Tiếp Thị)

Thị trường thiết bị vệ sinh: Sôi động vào mùa

Cuối năm, mùa xây dựng cũng là dịp thị trường thiết bị vệ sinh sôi động vào mùa. Sự đa dạng, phong phú của các sản phẩm thiết bị vệ sinh giúp người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn cho căn nhà của mình.

Đa chủng loại - nhiều cấp giá

Xu hướng của người tiêu dùng hiện nay là đến các đại siêu thị, trung tâm trưng bày VLXD để lựa chọn sản phẩm. Tại đây, khách hàng có thể tha hồ lựa chọn rất nhiều loại sản phẩm, giá cả được niêm yết lại có tư vấn sử dụng rất nhiệt tình… tạo sự thoải mái và yên tâm khi mua sắm. Có lẽ vì thế, sau khi những siêu thị lớn chuyên về vật liệu xây dựng mở ra thì hàng loạt các cửa hàng mua bán thiết bị vệ sinh trên các con phố Cát Linh, Trường Chinh, Nguyễn Duy Hưng, Mê Linh Plaza… trở thành các điểm mua sắm nhộn nhịp khi mùa xây dựng đang đến.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều nhãn hiệu trang thiết bị cho phòng tắm, các hãng trong nước có Viglacera, Sơn Hà, Thanh Trì, các hãng nước ngoài thương hiệu nổi tiếng như TOTO (Nhật); Ariston (Italy), Emily (Đài Loan), Champion (Thái Lan), Kelim (Hàn Quốc)... Theo chị Lan Anh, chủ một cửa hàng kinh doanh thiết bị vệ sinh trên phố Tô Hiến Thành, Quận 10, TP.HCM thì các sản phẩm của các công ty nước ngoài sản xuất tại Việt Nam như TOTO, Ariston... đang nhận được sự ưu tiên lựa chọn của các gia đình đang xây nhà đón năm mới. Ưu điểm nổi bật của các sản phẩm này là chất lượng đảm bảo, mẫu mã đa dạng, có bảo hành và giá rẻ hơn so với các sản phẩm tương tự của Tây Ban Nha, Italia nhập khẩu.

Để chọn được hàng phù hợp

Có thể nói, trên thị trường hiện có rất nhiều sản phẩm nhái, chủ yếu nhập về từ Trung Quốc, hàng nhái được làm rất tinh vi từ con tem tới kiểu dáng. Khách hàng thiếu kinh nghiệm sẽ mua phải sản phẩm kém chất lượng nhưng lại có mác "xịn". Giá thành của các sản phẩm "nhái" thường thấp hơn so với giá niêm yết của sản phẩm chính hãng. Vì vậy, khi mua thiết bị vệ sinh, nếu mua hàng nhập khẩu, tốt nhất nên tìm hiểu kỹ nguồn gốc, xuất sứ, chế độ bảo hành của cửa hàng. Bên cạnh đó, khi mua thiết bị sứ vệ sinh cần chú ý các linh kiện kèm theo đề phọ̀ng thiếu hoặc linh kiện kèm theo không đúng chủng loại, không đồng bộ.

Theo kinh nghiệm của các kiến trúc sư, để đánh giá chất lượng thiết bị sứ vệ sinh, người mua cần dựa vào các chỉ tiêu: bề mặt men, độ rạn men; chế độ xả nước... Chẳng hạn với chậu rửa, bàn cầu cao cấp, công nghệ chống dính mới sẽ làm cho bề mặt thiết bị láng bóng, ngăn chất bẩn, vi khuẩn, nấm mốc bám vào. Riêng với bàn cầu, tiêu chí quan trọng nhất là lớp men bề mặt, chế độ xả nước.

Trên thực tế trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thiết bị vệ sinh với nhiều loại chất liệu khác nhau như đá tự nhiên, đá nhân tạo, kính, composite, arcrylic, inox... và mỗi chất liệu có những ưu điểm và cách lựa chọn riêng. Với các sản phẩm chậu rửa, chất liệu đá tự nhiên hoặc thuỷ tinh, kính cũng đang thu hút sự quan tâmcủa người tiêu dùng khi muốn tìm sự khác biệt, độc đáo về chất liệu và kiểu dáng. Ngoài ra, các sản phẩm chất liệu nhựa compochasite như bồn tắm, khay trong bồn tắm đứng, với ưu điểm nhẹ, giá cả phải chăng cũng được nhiều người lựa chọn. Chính vì lẽ đó, khi có nhu cầu mua sắm thiết bị vệ sinh, bạn nên tham khảo ý kiến của các chủ kinh doanh, các kiến trúc sư để có được những gợi ý tốt, “cân đối” kinh phí rồi hãy quyết định chọn hàng.

HT

Chọn mua thiết bị vệ sinh

Trên thị trường hiện nay, đồ sứ vệ sinh rất phong phú về chủng loại, nhãn hiệu, kiểu dáng. Đây là loại thiết bị cần phải cân nhắc, chọn lựa kỹ bởi chỉ cần một sự "lạc điệu" cũng có thể gây khó chịu cho người dùng, do thời hạn sử dụng của chúng rất lớn, có thể đến 20 năm.

Với không gian nhà thoải mái, tiện nghi, diện tích xây dựng một phòng vệ sinh phải khoảng 5m2, đủ để lắp đặt lavabo, bồn cầu, bồn tắm, vòi sen và các phụ kiện khác. Nếu diện tích khu vệ sinh quá nhỏ thì bồn tắm không cần thiết.

Trước đây, thiết bị vệ sinh của Thái Lan chiếm độc quyền, được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Ngày nay, trên thị trường không còn sự hiện diện của hàng Thái Lan. Theo một số người bán, hàng sản xuất tại Việt Nam đảm bảo chất lượng, thậm chí còn hơn hẳn Thái Lan, giá thành lại rẻ.

Thiết bị vệ sinh hiện nay có thể phân chia làm hai loại: hàng Việt Nam và hàng liên doanh. Hàng Việt Nam có sứ Thanh Trì (Viglacera), Thanh Thanh, Long Hầu, Tường An... Hàng liên doanh có các nhãn hiệu Paloma, Caescar, Inax, Caravelle, Toto, Milan... với xuất xứ từ Mỹ, Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc...

Một bộ thiết bị vệ sinh thông dụng thích hợp với đa số người sử dụng (bồn cầu, lavabo, vòi sen, gương...) có giá dao dộng từ 1 đến 5 triệu đồng, phụ thuộc vào nhà sản xuất và màu sắc của thiết bị. Rẻ nhất là màu trắng, rồi đến hồng, xanh, kem, xanh đậm, đỏ đậm... Thông thường, màu đậm giá nhích hơn màu nhạt và có thể phụ thuộc vào loại một nút bấm hay hai nút bấm xả (nước ít, nước nhiều) chứ ít khi phụ thuộc vào kiểu dáng (cao, thấp, to nhỏ...). Hiện nay, có loại bồn cầu liền khối, kiểu dáng mới, gọn, giá thành cao hơn so với các loại thông thường. Bồn rửa mặt có tủ làm bằng vật liệu composite giá khoảng 2 triệu đồng/bộ.

Về chất lượng, theo ý kiến của một số người bán hàng, chất lượng thiết bị vệ sinh phụ thuộc vào giá cả. Theo nhận xét của một số người tiêu dùng, chất lượng phụ thuộc vào linh kiện kèm theo. Để đánh giá chất lượng thiết bị sứ vệ sinh, người mua cần dựa vào các chỉ tiêu: độ hút nước không lớn hơn 0,5 %; không cho phép rạn men; bề dày xương không nhỏ hơn 6 mm; mặt men gợn sóng không nhiều hơn 1 "vuông gốm"; ít́ sạn và lỗ mọt trên mặt men thấy được phân tán tổng số không quá 5; đốm hoặc vết nước chấm trên bề mặt thấy được không quá 3/1 "vuông gốm" và tổng số không quá 10; không được thiếu men trên các bề mặt quan trọng; độ cao mực nước ngăn hơi không nhỏ hơn 50 mm; khả năng xả chất thải không nhỏ hơn 25,5 điểm; khả năng chịu tải không nhỏ hơn 3KN...

Khi mua thiết bị sứ vệ sinh cần chú ý các linh kiện kèm theo. Đề phọ̀ng trường hợp người bán giảm giá thành mà linh kiện kèm theo không đúng chủng loại, không đồng bộ. Hiện nay, chỉ riêng hàng sứ là sản xuất tại Việt Nam, còn các linh kiện đều phải nhập ngoại, tùy theo hàng liên doanh với nước nào. Dựa vào các chỉ tiêu đánh giá chất lượng, một bộ thiết bị vệ sinh đạt yêu cầu là phải thoát nước mạnh, nhanh, sạch, cấp nước nhanh, tiết kiệm nước, không gây ra tiếng kêu, men phải tốt, trơn láng, khó bám bẩn, các joăng đệm phải kín...

Một điều quan trọng khi lựa chọn là màu sắc. Màu của thiết bị vệ sinh phải tùy thuộc vào màu gạch lát nền, đẹp, nh́ìn không chói. Theo kinh nghiệm của một số người, nên phối màu theo kiểu tương phản với màu gạch tổng thể của pḥòng toilet để làm nổi bật không gian chung. Màu kem là kén nhất. Bản thân màu này không mới, nếu phối hợp màu tốt, sẽ làm cho khu vệ sinh sáng, nếu không sẽ gây nên t́ình trạng nh́ìn bị cũ, không đẹp.

Cần nên tham khảo một số giải pháp mà người bán hàng đề nghị và tham quan một số nhà vệ sinh có màu phối đẹp trước khi quyết định chọn mua. Trong điều kiện sử dụng gia đình, nên chọn thiết bị vệ sinh có màu sáng. Màu đậm chỉ dùng cho các khách sạn, nhà hàng hay những nơi công cộng.

Một điều cần chú ý nữa là kích thước của thiết bị vệ sinh. Nên chọn sản phẩm vừa, tương hợp với diện tích phọ̀ng.

(Theo Tư Vấn Tiêu Dùng)